Hoc kế toán thực tế

Cập nhật kế toán thuế mới nhất

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Nghiệp vụ kế toán tổng hợp trước khi lập BCTC và quyết toán thuế năm tài chính 2015

Đào tạo kế toán thực hành, kế toán thuế, kế toán tổng hợp
Trước khi lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2015, có rất nhiều việc và nghiệp vụ thuộc về kế toán tổng hợp cần được soát xét, thực hiện để tránh những sai sót, để kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế nhằm mục tiêu bảo vệ thành công số liệu quyết toán cho các kỳ thanh tra thuế. Trong loạt bài này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một số nội dung được cho là "căn cốt" nhất cho công việc kế toán tổng hợp cuối năm... 
Công việc kế toán tổng hợp trước khi xác định kết quả - lập báo cáo tài chính
Kế toán tiền mặt, tiền gửi
  • Kiểm tra đối chiếu sổ quỹ tiền mặt
  • Kiểm tra, đối chiếu sổ chi tiết ngân hàng
  • Kiểm đếm phiếu kế toán, so với chứng từ gốc
Kiểm tra chi tiết số dư tiền và nhật ký thu chi, hãy đảm bảo các phiếu thu, chi, báo nợ, nợ báo có đều đã được phê duyệt, phù hợp với quy chế tài chính nội bộ, được giải thích và hạch toán phù hợp với bản chất của chứng từ gốc. Số dư tiền gửi và chi tiết trên sổ chi tiết ngân hàng cần đảm bảo khớp với chi tiết sao kê giao dịch ngân hàng.
Nếu làm kế toán thuế (đối phó), xin lưu ý đừng để tiền quỹ dư nhiều. Vì trường hợp làm đối phó, nhiều giao dịch không có thực, do đó thường dẫn tới âm hoặc dư quỹ quá nhiều. Hãy xử lý vấn đề đó bằng các nghiệp vụ tạm ứng, công nợ, vay và cho vay.
Kế toán mua hàng, bán hàng
  • Kiểm tra bảng kê phiếu nhập mua vật tư, hàng hóa (Nội địa và nhập khấu)
  • Kiểm tra bảng kê hóa đơn bán hàng
  • Kiểm tra chi tiết thuế giá trị gia tăng
  • Kiểm tra nhập xuất tồn và tính giá vốn

Check bảng kê phiếu nhập mua, hóa đơn bán hàng xem đã khớp với số lượng, đơn giá ghi trên hóa đơn mua, tờ khai hải quan nhập khẩu và hóa đơn bán hàng hay chưa (?). Kiểm tra bảng tổng hợp nhập xuất tồn, nếu nhầm mã vật tư hàng hóa có thể dẫn tới tình trạng âm kho và tính giá vốn không đúng. Đối với mua hàng - nên hạch toán thông qua tài khoản 331 không phân biệt thanh toán ngay hay công nợ, đối với bán hàng luôn hạch toán qua 131 không phân biệt đã thanh toán hay chưa. Điều đó giúp cho việc lên báo cáo và đối chiếu công nợ được rõ ràng - chi tiết.
Ngoài việc kiểm tra đối chiếu số liệu như phần kế toán doanh nghiệp, hãy thử thực hiện tính giá vốn với ít nhất 3 cách khác nhau, nếu khi công ty đang hạch toán có lãi, kế toán nên chọn phương pháp tính giá vốn nào mà có tổng giá trị giá vốn (ghi nợ 632) lớn nhất. Các chi phí mua hàng (bốc dỡ, vận tải, phí + thuế trực thu, bảo hiểm hàng hóa....) đã được tập hợp và phân bổ vào giá nhập kho, nếu không thể tập hợp và phân bổ vào giá nhập thì ghi nhận vào 154 đối với vật tư và 1562 đối với hàng hóa. Cuối kỳ kết chuyển theo tỷ lệ tương ứng từ 1562 sang 632.
Đối chiếu Kê khai báo cáo thuế với chứng từ, sổ kế toán
  • Đối chiếu sổ cái 133 với tờ khai thuế VAT
  • Đối chiếu sổ cái 3331 với tờ khai thuế VAT
  • Kiểm tra các hóa đơn mua vào bán ra với bảng kê và kết quả kê khai thuế
Check và đánh dấu (Note) từng hóa đơn đối với bảng kê khai thuế VAT (trên HTKK hoặc phần mềm kế toán 3TSoft). Kiểm tra số dư hiện thời trước khi lập báo cáo của tài khoản sổ cái 133 và 3331, đảm bảo rằng sau khi thực hiện kết chuyển VAT trên sổ kế toán, nếu số dư tồn tại ở bên nợ 1331 thì giá trị này bằng chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế (01/GTGT), nếu số dư tồn tại ở bên có tài khoản 3331 thì giá trị này bằng chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế. Lời khuyên là hãy kê khai toàn bộ hóa đơn mua vào dù có phát sinh VAT ở đầu vào hay không và đồng thời kê khai toàn bộ hóa đơn bán ra kể cả hóa đơn hỏng hủy (ghi hỏng hủy ở cột ghi chú) để làm căn cứ đối chiếu với BC26 được dễ dàng.
Xem chi tiết tại đây


Đào tạo kế toán tổng hợp tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét