Hoc kế toán thực tế

Cập nhật kế toán thuế mới nhất

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

 
Picture
Thông tư 96/2015/TTBTC Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8 Thu nhập được miễn thuế Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau:
1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã:

Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản.

2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Thời gian miễn thuế tối đa không quá một (01) năm, kể từ ngày bắt đầu có doanh thu bán sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.

Thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư 78/2015/TT-BTC.

5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên.

6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cô phiêu, bên liên doanh, liên kêt được hưởng ưu đãi thuê thu nhập doanh nghiệp.

7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

9. Thu nhập liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

10. Phần thu nhập không chia:

a) Phần thu nhập không chia của các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác.
b) Phần thu nhập không chia của hợp tác xã để lại để hình thành tài sản của hợp tác xã.
c) Trường hợp phần thu nhập không chia để lại theo quy định tại khoản này mà các đơn vị có chia hoặc chi sai mục đích sẽ bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất tại thời điểm chia hoặc chi sai mục đích và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Xem thêm các bài viết:
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN )
Cách xác định lỗ và chuyển lỗ để tính thuế TNDN
Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Thuế suất thuế TNDN năm 2015
Hướng dẫn lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN năm 2015 bằng hình ảnh

Tải về:
Thông tư 96/2015/TT-BTC
Thông tư 78/2014/TT-BTC
Bản quyền bài viết của Đào tạo kế toán Start-UP Coaching
Chia sẻ bài viết, vui lòng ghi rõ nguồn.
Lập - đọc - hiểu báo cáo tài chính là nghiệp vụ quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp của giám đốc, còn đối với kế toán, cần phải thấu đáo từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, để hiểu, soát xét và đánh giá mức trung thực hợp lý của số liệu về cả phương diện pháp lý và quản lý nội bộ. Dưới đây, tác giải xin trình bày bảng bóc tách số liệu chi tiết trên Bảng cân đối kế toán, chỉ dẫn nguồn gốc số liệu từ tài khoản kế toán (sổ kế toán). Căn cứ vào đó, người quản lý có thể hiểu, người làm kế toán có thể vận dụng để lập và kiểm soát báo cáo tài chính. Xem chi tiết dưới đây (Read More)

Download hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Đào tạo kế toán thực hành và báo cáo thuế | TRANG TÀI LIỆU

khóa học kế toán thực hành, đào tạo kế toán thực hành, day ke toan thuc hanh, đào tạo kế toán
dao tao ke toan thuc hanh tai tphcm, day ke toan thuc hanh tai tphcm, đào tạo kế toán, kế toán thuế, kế toán tổng hợp
dao tao ke toan thuc hanh, ke toan thue, ke toan tong hop, day lam bao cao thue, quyet toan thue, ke khai thue

Học kế toán thực hành tại Start-UP Coaching học viên được hướng dẫn chi tiết từng nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp theo phương pháp cầm tay chỉ viêc. Kết thúc khóa học Học viên tự tin nắm vững nghiệp vụ, chính sách liên quan tới chế độ kế toán VN. Start-UP Coaching Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Đào tạo kế toán thực hành tại TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk I 0977 978 949

Nghiệp vụ kế toán thực hành

  1. Kế toán quá trình mua hàng, ghi nhận thuế VAT đầu vào, công nợ phải trả, thanh toán. Hoạt động mua hàng nội địa và nhập khẩu.
  2. Kế toán quá trình bán hàng, xác định doanh thu, giá vốn, công nợ phải thu và thanh toán. Hoạt động bán hàng nội địa và xuất khẩu.
  3. Kế toán tổng hợp phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí trả trước, trích khấu hao tài sản cố định, trình tự thủ tục tài sản cố định trong các trường hợp: góp vốn, xây lắp, mua mới.
  4. Kế toán tiền lương, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Các khoản thu nhập của người lao động có tính chất tiền lương.
  5. Kế toán tổng hợp và nghiệp vụ cuối kỳ
  6. Các sắc thuế chính để thực hiện kế toán thuếtrong doanh nghiệp: Thuế VAT; Thuế TNCN (PIT); Thuế TNDN (CIT); Thuế nhà thầu; Thuế môn bài...
  7. Kiểm soát sổ sách, chứng từ kế toán
  8. Lập bảng cân đối tài khoản, Cân đối kế toán, Kết quả sản xuất kinh doanh; Lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo tài chính cơ bản)
  9. Thủ tục pháp lý về hóa đơn, lao động tiền lương, bảo hiểm, đăng ký kế toán
  10. Doanh thu, thu nhập, chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; lập báo cáo quyết toán thuế TNDN.

Huấn luyện, thực hành, kỹ năng

Đào tạo kế toán thực hành, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng
Trình tự huấn luyện kế toán & kê khai báo cáo thuế
Hơn nữa: Học viên sẽ biết cách vận dụng chính sách thuế VAT, TNCN, TNDN... hiện hành để kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế, soát xét số liệu và có kỹ năng giải trình thanh thuế
Download
Download giới thiệu khóa học và nội dung chi tiết
Dao tao ke toan thuc hanh thuc te startu
Adobe Acrobat Document 1.4 MB
Download
Lợi ích học viên và kết quả sau khi học
Khoa hoc ke toan thuc hanh tai hcm start
Portable Network Image Format 2.3 MB

Giá trị và ưu đãi đặc biệt chỉ có tại Start-UP Coaching | ĐỒNG HÀNH CÙNG HV


Start-UP Coaching liên tục khai giảng các khóa học Kế toán - Thuế thực hành tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh. Tự tin, thành thạo nghiệp vụ sau khi kết thúc khóa học kế toán thực hành tổng hợp tại Start-UP Coaching.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Quyết toán thuế TNDN: Phạt nộp chậm hồ sơ quyết toán thế nào?

Đào tạo kế toán thực hành, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, báo cáo thuế, dịch vụ kế toán thuế, quyết toán thuế
Mức phạt chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế và hướng dẫn xử lý để không bị phạt
Sắp tới hạn nộp báo cáo quyết toán thuế TNDN và quyết toán thuế TNCN năm 2015, có quá nhiều đầu việc cần phải làm và hoàn thiện, tuy nhiên kế toán viên cố gắng không để bị nộp phạt chậm nộp báo cáo vì bất cứ lý do gì. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn 2 nội dung:
1. Nộp chậm báo cáo và hồ sơ quyết toán thuế, mức phạt là bao nhiêu?
Quyết toán thuế, đào tạo kế toán thuế, kế toán thực hành, kế toán tổng hợp
2. Làm gì để không bị phạt?
Nếu bạn có bước chuẩn bị trước và không phát sinh các sự cố bất thường, có lẽ bạn sẽ sớm hoàn thành báo cáo quyết toán thuế năm 2015 trước ngày 30/03/2016. Tuy nhiên, vì lý do nào đó hoặc phát hiện các sai sót dẫn đến điều chỉnh nhiều nội dung, số liệu và có nguy cơ không kịp tiến độ nộp báo cáo thuế. Trong trường hợp đó, bạn cần nhớ đến quyền của doanh nghiệp là "Tự khai - Tự nộp - Tự chịu trách nhiệm" và vận dụng điều khoản này như sau:
Nếu không kịp hoàn thiện báo cáo quyết toán thuế đúng tiến độ thì cũng đừng quá lo lắng, gần tới hạn, bạn cứ nộp tạm 1 bộ báo cáo, kể cả nộp báo cáo trắng. Như vậy về mặt luật quản lý thuế, bạn đã nộp báo cáo đúng hạn. Sau đó bạn bình tĩnh hoàn thành hồ sơ và báo cáo quyết toán, có thể một vài tháng sau đó rồi tiến hành nộp bổ sung (lúc này mới nộp báo cáo chính thức). Như vậy vừa đảm bảo yêu cầu tiến độ nộp báo cáo thuế, vừa an toàn và không gấp gáp cho chính kế toán viên.
Chúc các bạn có kỳ quyết toán thuế thành công và tối ưu thuế phải nộp!
Nguồn: Giamdoc.net
Trung tâm đào tạo kế toán thực hành tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Học kế toán thực hành giúp học viên nắm vững nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong DN. Kết thúc khóa học bạn đủ tự tin để tổ chức lại công tác kế toán tại DN mình đang làm việc.

Tổ chức công tác kế toán và báo cáo thuế trong doanh nghiệp 


Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là nội dung công việc khó thực hiện, ngay cả khi đã thiết kế xong việc áp dụng cũng đòi hỏi một quyết tâm cao của lãnh đạo công ty và Phòng/Bộ phận kế toán. Trong doanh nghiệp, tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là việc lựa chọn hình thức sổ sách kế toán nào? hình thức chứng từ gì và sử dụng công cụ phần mềm cụ thể nào đó. "Tổ chức công tác kế toán" phải là mộ Bộ quy trình quy chuẩn nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, phải chi tiết đến từng giao dịch có thể phát sinh mới có kỳ vọng thực hiện và áp dụng thành công.Giamdoc.net sẽ đăng tải loạt bài về chuyên đề tổ chức kế toán, rất mong trợ giúp được bạn đọc tham khảo và vận dụng một số biểu mẫu cho doanh nghiệp mình.














1. Yêu cầu đối với nhân sự / Ban thiết lập công tác kế toán trong doanh nghiệp:
    • Phải nắm được hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty / Doanh nghiệp
    • Phải tổ chức họp với Ban giám đốc công ty để ghi nhận các yêu cầu quản lý
    • Thảo luận với Phòng / Ban liên quan: Mua hàng, Bán hàng, Hành chính nhân sự để ghi nhận các giao dịch, những khó khăn họ cần trợ giúp, những yêu cầu giao dịch sao cho khi vận hành việc tổ chức công tác kế toán thì không làm cản trở công việc của họ.
    • Người / Ban soạn thảo phải nắm vững chế độ kế toán hiện hành, các quy định tín dụng ngân hàng, Luật thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế có hiệu lực và doanh nghiệp đang là đối tượng điều chỉnh. Cụ thể các sắc thuế chính cần đặc biệt quan tâm: Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế Nhà thầu nước ngoài. Tùy theo ngành nghề mà có thể cần quan tâm tới thuế môi trường, tiêu thụ đặc biệt, xuất nhập khẩu
    2. Ước tính khối lượng công việc của kế toán, kê khai báo cáo thuế
    • Số lượng các giao dịch mua vào trong tháng / Quý / Năm (ước tính)
    • Số lượng các giao dịch bán ra trong tháng / Quý / Năm (ước tính)
    • Số lượng các giao dịch nội bộ: tạm ứng, lương, tài sản, công cụ và các giao dịch khác
    • Công ty là công ty dịch vụ thì tính giá vốn dịch vụ tổng thể hay chia theo từng loại dịch vụ
    • Công ty sản xuất thì cần xác định sản xuất 1 công đoạn hay nhiều công đoạn nối tiếp, tính giá thành và phương pháp thống kê sản xuất.
    • Công ty xây lắp thì cần xác định việc kiểm soát giao nhận vật tư nhập xuất thẳng tại chân công trình, nghiệm thu hạng mục, cấp phát máy móc, điều chuyển vật tư và máy thi công...
    Sau khi liệt kê các nội dung đó, trả lời cho 3 câu hỏi:
    • 2.1. Các công việc đó hiện nay đã đủ nhân lực chưa? Hay phòng kế toán cần bao nhiêu vị trí làm việc?
    • 2.2. Công việc nào đang được làm tốt, đúng tiền độ và ít rủi ro thất thoát?
    • 2.3. Công việc / nhóm công việc nào đang không được thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu?
    3. Hoạch định sơ bộ và thành phần tài liệu cần có
    Chốt được trong hiện tại cần mấy "vị trí công việc" trong phòng / Bộ phận kế toán, trong 3 năm tới cần mấy "vị trí công việc" và 5 năm tới cần mấy "vị trí công việc". Xin lưu ý rằng ở đây là hoạch định "Vị trí công việc" theo quy mô và khối lượng công việc phát sinh cần hoàn thành chứ không phải "mấy nhân sự". Tiếp theo hãy viết bản mô tả công việc cho "từng vị trí", lại cần nhớ rằng chúng ta phải mô tả công việc cho từng "vị trí" chứ không theo con người hiện hữu hoặc ý muốn chủ quan nào đó.

    Vẽ lưu đồ tài chính cho các quá trình (Lưu đồ nghiệp vụ và kiểm soát):
    • Mua hàng và thanh toán cho nhà cung cấp
    • Bán hàng và nhận thanh toán từ khách hàng
    • Giao dịch tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, đầu tư, tạm ứng, hoàn ứng, chi tiêu nội bộ
    • Đầu tư mua sắm, sử dụng, khấu hao, hạch toán tài sản, công cụ, chi phí trả trước
    • Đánh giá kết quả công việc, tính lương, bảo hiểm, thuế TNCN, chi trả lương và các khoản theo lương
    • Nếu có tính giá thành dịch vụ thì cần có lưu đồ tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ
    • Nếu có sản xuất thì phải có lưu đồ thống kê sản xuất, cung tiêu sản xuất và tính giá thành sản phẩm
    • Nếu có hoạt động xây lắp thì phải có lưu đồ quản lý khép kín từ dự toán tiêu hao, cung ứng vật tư, quản lý trang thiết bị và máy móc thi công, nghiệm thu trên công trường, báo cáo quyết toán, thanh lý vật tư thừa

    Liệt kê và thiết kế một danh mục các biểu mẫu quản lý tài chính kế toán nội bộ ngoài các chứng từ gốc và chứng từ kế toán thông thường như:
    • Đề nghị tạm ứng, hoàn ứng
    • Phiếu luân chuyển tiền mặt
    • Phiếu .....

    Quản lý doanh nghiệp, khởi nghiệp, tài chính, ké toán, thuế, phần mềm kế toán

    4. Họp với Ban giám đốc và các phòng ban bộ phận để chốt các chỉ tiêu định mức, quy chế
    • Công tác phí, ăn ca, ăn trưa, đồng phục, chi ngày lễ, lưu trú, di chuyển khi công tác ngoại tỉnh, quy định luôn chuẩn bộ hồ sơ thanh toán các khoản này.
    • Định mức tạm ứng cho các trường hợp: ứng lương, ứng công tác, ứng mua sắm, ứng giao dịch đồng thời quy định chuẩn bộ hồ sơ thanh toán tạm ứng sau chi tiêu và tiến trình phê duyệt.
    • Định mức công nợ phải thu, phải trả, tồn kho tối thiểu, tồn kho tối đa, hạn thanh toán phải thu / phải trả
    • Định mức chi phí phục vụ hoạt động gắn với "kế hoạch tài chính và kiểm soát dòng tiền", quy định chuẩn bộ hồ sơ cho từng khoản mục chi phí thường phát sinh trong doanh nghiệp.
    • Tập hợp các định mức chiết khấu, giảm giá ở các quy trình mua hàng / bán hàng
    • Tập hợp các định mức liên quan đến lương và các khoản trích theo lương từ bộ phận hành chính, nhân sự
    • Sau đó thiết lập thành các quy chế:
    • Quy chế tài chính
    • Quy chế chi trả các khoản theo định mức và trách nhiệm bồi thường cá nhân
    • Quy chế lương, thưởng và chi trả thu nhập theo lương
    5. Ghép các cấu phần và soạn thảo quy định và quy chuẩn tổ chức công tác kế toán
    • Soạn thảo quyết định ban hành hệ thống quy trình quy chuẩn cho việc "tổ chức công tác kế toán"
    • Soạn thảo tài liệu quy chuẩn công tác kế toán gồm có các phần: quy định chung; các danh mục đối tượng; danh mục vật tư hàng hóa; danh mục sản phẩm; danh mục bộ phận; danh mục khoản mục phí; danh mục tài khoản kế toán; danh mục báo cáo theo tháng / quý / năm và danh mục báo cáo thuế (nên làm phụ lục đính kèm).
    • Soạn thảo danh mục nghiệp vụ phát sinh theo từng phần hành, nêu rõ nghiệp vụ gì gắn với bộ chứng nào, vận dụng quy định nội bộ nào liên quan, chính sách thuế và kế toán nào liên quan và cuối cùng là sử dụng biểu mẫu nào (tham khảo thêm cách viết của ISO).
    • Vẽ sơ đồ tổ chức và nghiệp vụ của Phòng / Bộ phận kế toán, kèm theo các mã mô tả công việc và KPI (nếu có)
    • Đề xuất tuyển dụng hoặc bổ nhiệm nhân sự
    • Lựa chọn và cài đặt phần mềm kế toán, hoàn thành các bảng tính Excel dạng mẫu nếu cần
    • Quy định về trình tự, biểu mẫu soát xét đối với công việc kê khai báo cáo thuế
    • Hướng dẫn xử lý các khoản doanh thu / thu nhập chưa hạch toán và các khoản chi phí không được trừ
    • Bắt đầu vận hành thử nghiệm 30 ngày đầu và đánh giá hiệu quả cũng như ghi lại các điểm cần hiệu chỉnh

    Như vậy là bạn đã hình dung tổng thể các công việc cần làm khi muốn tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp. Nếu làm được một hệ thống chuẩn hóa như vậy, công ty bạn sẽ được đảm bảo rằng dù có thay đổi nhân sự thì hệ thống và quy chuẩn kế toán, báo cáo thuế luôn được đảm bảo thống nhất, vận hành trơn tru. Tránh tình trạng tại doanh nghiệp, mỗi đời kế toán một hệ thống kế toán khác nhau mà luật đời thì luôn theo chiều hướng "người sau chê người trước làm dở" và doanh nghiệp và giám đốc là người chịu hậu quả.

    Tham khảo: Kế toán tổng hợp và tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
    Trung tâm đào tạo kế toán thực hành tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Học kế toán thực hành giúp học viên nắm vững nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong DN. Kết thúc khóa học bạn đủ tự tin để tổ chức lại công tác kế toán tại DN mình đang làm việc.